Cấu tạo bơm màng khí nén gồm những bộ phận cơ bản nào?

Đăng bởi LE THUY ngày 06/05/2024 15:07:59

Cấu tạo bơm màng khí nén khá đơn giản và dễ hiểu do đó người dùng có thể dễ dàng nghiên cứu và sử dụng nó. Trong bài viết này, Vua Máy Bơm sẽ giới thiệu sâu hơn về cấu tạo của các bộ phận chính tạo nên máy bơm màng khí nén hoàn chỉnh nhé!

Về cơ bản cấu tạo của máy bơm màng khí nén bao gồm các bộ phận chính như sau: Màng bơm, bi và đế bi, ống dẫn trên và ống dẫn dưới, thân van khí, trục liên kết, ốp trụ, bộ phận giảm thanh. Máy bơm màng khí nén là sản phẩm có cấu tạo đơn giản, dễ hiểu, dễ dàng sử dụng, dễ dàng tháo lắp cũng như bảo trì, bảo dưỡng hiệu quả và nhanh chóng.

1/ Màng bơm  

Đối với máy bơm màng khí nén thì màng bơm là bộ phận có vai trò quan trọng nhất, nếu không có màng bơm thì bơm không thể hoạt động hiệu quả được. 

Màng bơm có cấu tạo đơn giản là nó ở dạng hình đĩa tròn bên trong lõm, có 1 lỗ để bắt ốc cố định chúng.  Đây được coi là bộ phận có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất hoạt động của máy khi máy vận hành.  

Khi máy bơm màng khí nén được vận hành, bộ phận màng bơm sẽ hoạt động kết hợp nhịp nhàng cùng các bộ phận khác để tạo ra lực đẩy hút chất lỏng một cách dễ dàng và hiệu quả nhất. 

Cấu tạo bơm màng khí nén - Hình 1

Các loại màng bơm phổ biến

Hiện nay, trên thị trường có nhiều nguyên vật liệu cấu tạo nên màng bơm của máy bơm màng khí nén. Dưới đây là một số chất liệu thường thấy nhất: 

  • Super teflon: Với khả năng chịu nhiệt lên đến 1200°C, chất liệu màng này thường có màu trắng và phù hợ để ứng dụng bơm hút các hóa chất mạnh. 
  • Cao su (NBR): Là loại màng bơm có màu đen, có thể chịu nhiệt được trong khoảng lớn nhất đến 70°C, được ứng dụng phổ biến trong bơm hút dầu, hút nước có lẫn dầu ở trong nước.  
  • Polyether: Đây là chất liệu màng bơm phổ biến được sử dụng trong các ngành sản xuất thực phẩm, nước giải khát các loại với mức chịu nhiệt khoảng 100°C, có đặc trưng thường là loại màu vàng kem.  
  • Cao su (xanh): Chất liệu này có mức nhiệt độ chất lỏng khoảng 60°C, có màu xanh, được ứng dụng chủ yếu trong bơm bùn, nước thải trung tính, keo, sơn…
  • Teflon (PTFE): Mức chịu nhiệt của chất lỏng khoảng 100°C, có màu trắng đục, được ứng dụng trong hoạt động bơm dung môi pha sơn, thực phẩm, bơm hóa chất ăn mòn.
  • Santoprene: Mức chịu nhiệt của chất lỏng khoảng 80°C, là loại có màu xanh da trời, được ứng dụng để bơm keo đặc, sơn đặc. 

2/ Bi và đế bi 

Bi và đế bi là những bộ phận quan trọng đối với cấu tạo bơm màng khí nén. Bi và đế bi phối hợp hoạt động tương tự như một chiếc van một chiều, từ đó có thể kiểm soát được sự lưu thông của các chất bơm khi được bơm vào hoặc bơm ra khỏi máy bơm. 

Cấu tạo bơm màng khí nén - Hình 2

*Các chất liệu bi phổ biến   

Cũng giống như màng bơm, bi cũng được coi là bộ phận không thể thiếu cho toàn bộ hoạt động của máy bơm. Trên thị trường hiện nay có một vài nguyên vật liệu cấu tạo bi phổ biến như: 

  • Cao su
  • Santo
  • Inox 304
  • PTFE

Tuy nhiên, tùy thuộc vào nhu cầu và yêu cầu sử dụng cũng như xác định đặc tính của chất cần bơm mà người dùng có thể lựa chọn được chất liệu bi phù hợp nhất, đảm bảo hiệu quả và chất lượng sử dụng. 

3/ Trục liên kết 

Trục liên kết là bộ phận được coi như là “xương sống” chống đỡ các bộ phận khác của máy bơm màng khí nén. Đây là bộ phận giữ cân bằng cho máy khi lắp ráp các bộ phận khác vào để tạo nên một chiếc máy bơm màng khí nén hoàn chỉnh, đảm bảo hoạt động ổn định của bơm. 

Trục liên kết của máy bơm màng khí nén có vai trò chính là liên kết giữa 2 bộ phận màng bơm, cố định để 2 bên màng bơm có thể di chuyển nhịp nhàng khi chất lỏng được chuyền vào vị trí thân máy hoàn thành nhiệm vụ hút, đẩy chất lỏng một cách dễ dàng và nhanh chóng nhất. 

4/ Ống dẫn trên và ống dẫn dưới  

Đây là bộ phận có tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng cần bơm, được ví như bộ phận “dẫn đường” cho chất lỏng được đưa vào thân bơm từ ống dẫn phía dưới và sau đó được đẩy ra ngoài từ ống dẫn phía trên.    

Nhiệm vụ chính của ống dẫn trên và ống dẫn dưới: Trong quá trình máy vận hành ống dẫn phía dưới có nhiệm vụ chính là hút chất bơm từ bên ngoài hoặc nơi chứa chất lỏng vào, nằm trong buồng chứa, theo sự dao động của màng ngăn để đẩy dung dịch theo đường ống dẫn phía trên đưa ra ngoài. 

Cấu tạo bơm màng khí nén - Hình 3

5/ Thân van khí 

Đây là bộ phận tiếp nhận nguồn không khí nén vào bơm đảm bảo hoạt động trơn tru của máy bơm. Đối với máy bơm màng khí nén thì van khí được coi là bộ phận không kém phần quan trọng so với các bộ phận còn lại của bơm. 

Với nhiệm vụ chính là phân chia đồng đều nguồn không khí nén sang 2 bên của phần buồng khí, từ đó giúp đẩy trục liên kết hoạt động tác động giúp màng bơm dịch chuyển qua lại. 

6/ Bộ phận giảm thanh 

Thông thường, để tránh máy móc có những tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người xung quanh, người ta thường ưu tiên lựa chọn gắn thêm bộ phận giảm thanh vào máy. Và máy bơm màng khí nén cũng không ngoại lệ. 

Bài viết trên đây là chi tiết về các bộ phận cấu tạo bơm màng khí nén mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn đang có nhu cầu mua máy bơm màng, bơm định lượng, vui lòng liên hệ Vua Máy Bơm để được tư vấn và hổ trợ thêm.

Xem thêm: Top 6 loại máy bơm màng tiêu biểu nhất hiện nay


Bài viết cũ hơn Mới hơn